Để hiểu rõ về trình độ chuyên môn của bản thân và vị trí CEO có vai trò như thế nào với một công ty. Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
1. Trình độ chuyên môn và vai trò của nó trong đời sống
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn được dùng để mô tả khả năng hay năng lực cá nhân về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Nó được thể hiện qua những cấp bậc nhất định như: Sơ cấp, Trung Cấp, Cao Đẳng, Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ,…
Trình độ chuyên môn không chỉ là những kiến thức bạn tiếp thu trong quá trình đào tạo mà còn là khả năng vận dụng các kiến thức đó vào môi trường làm việc thực tế.
Vai trò của trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn có vai trò cực kỳ quan trọng. Tất cả chúng ta có thể cùng học một chương trình văn hóa từ lớp 1 cho đến lớp 12. Tuy nhiên, để làm những công việc khác nhau trong cuộc sống, mỗi người sẽ lựa chọn và được đào tạo các kiến thức chuyên ngành khác nhau.
Ví dụ, một người có trình độ văn hóa 12/12 sẽ không thể đảm nhận công việc của một luật sư. Chỉ những người đã tốt nghiệp đại học Luật, được đào tạo bài bản thì mới có thể đảm nhận được vị trí công việc này.
Các cấp bậc
Trình độ chuyên môn sơ cấp
Thời gian học đối với các bạn tốt nghiệp trung học phổ thông là 2 năm và tốt nghiệp trung học cơ sở là 4 năm.
Trình độ chuyên môn cao đẳng
Chỉ những bạn tốt nghiệp học trung học phổ thông thì mới có thể nộp hồ sơ xét tuyển. Thời gian học cao đẳng thường kéo dài từ 2.5 – 3.5 năm.
Trình độ chuyên môn đại học
Chương trình đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có khả năng giải quyết các vấn đề có độ phức tạp cao. Thời gian học đại học có thể kéo dài từ 4 – 5 năm hoặc lâu hơn tùy từng chuyên ngành.
2. Vị trí CEO và vai trò của CEO trong doanh nghiệp
CEO là gì?
CEO là gì? Là giám đốc điều hành, giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. Đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn hoặc tổ chức.
Giám đốc điều hành có trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức. CEO có quyền quyết định cuối cùng để đưa ra quyết định cuối cùng cho một công ty.
CEO có trách nhiệm chung trong việc tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính của họ. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.
Vai trò của CEO
- Vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
- Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như những hướng đi cụ thể cho công ty.
- Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, thực hiện triển khái những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Đưa những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
- Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
- Xây dựng văn hóa công ty.
- Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
- Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
- Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
Như vậy trên đây là tổng hợp những vai trò của CEO phải đảm nhiệm trong một công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng công việc có thể sẽ nhiều hơn.