Sử dụng máy in hiện nay là công việc phổ biến mà ai cũng cần phải thao tác đến. Với nhiều mẫu mã cùng thương hiệu máy in khác nhau sẽ là trở ngại khá lớn nếu như một ngày đẹp trời các máy in “dở chứng” làm ảnh hưởng tới công việc của bạn. Nắm bắt được một vài thủ thuật cùng cách xử lý mỗi khi máy in bị lỗi sẽ giúp bạn ít bị ảnh hưởng đến công việc. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Lỗi Máy In Không Hoạt Động

Lỗi máy in không hoạt động là một trong các lỗi thường gặp khiến người dùng bối rối do thiếu kỹ năng xử lý. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến lỗi máy in không hoạt động đó là người dùng quên cấp nguồn cho máy in, hư hỏng cáp nối dữ liệu, hoặc quên chưa đóng nắp máy in.

Với nguyên nhân này, bạn cần kiểm tra 2 đầu dây cắm nguồn máy in với ổ điện đã kết nối hay chưa, tốt nhất nên thử một sợ dây nguồn khác. Sau đó, bạn xem đã khởi động máy chưa và nút Power có sáng không. Nếu mọi thứ đều ổn thì chúng ta tiếp tục kiểm tra tới dây kết nối dữ liệu máy in với máy tính. Nếu dây cáp bị đứt thì bạn cần phải thay dây mới ngay. Hoặc nêú bạn không chắc vấn đề xảy ra có thể liên hệ với các cơ sở Sửa máy in tại nhà để yên tâm hơn nhé!

2. Lỗi Máy In Không In Được

Máy in không in được cũng tương tự như lỗi máy in không hoạt động. Do đó bạn cần kiểm tra dây kết nối máy tính với máy in thông qua dây USB xem có phải là nguyên nhân dẫn tới lỗi máy in không được không nhé. Nếu đã cắm dây USB mà máy vẫn không hoạt động thì có thể dây bị lỗi và nên thay dây mới. Cài nhiều máy in dẫn đến ấn lệnh in nhưng chọn sai máy cần in cũng là một nguyên nhân nhiều người gặp phải, vì vậy cần kiểm tra máy in trong mục Printer của giao diện in xem bạn đã đặt lệnh in đúng máy cần in hay chưa nhé.

3. Lỗi Hủy Tài Liệu Đang In

Ra lệnh in nhiều trang tài liệu nhưng đột nhiên muốn hủy vì một lý do nào đó thì phải làm thế nào? Để xử lý vấn đề này, bạn vào Start >Run, gõ lệnh cmd. Tại cửa sổ Command Prompt gõ vào hai dòng sau Net stop spooler và nhấn Enter để dừng dịch vụ in. Cuối cùng gõ tiếp NetStart spooler để kích hoạt lại dịch vụ in.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là tong-hop-loi-may-in-va-cach-sua-2.jpeg

4. Lỗi Bản In Bị Nhòe Chữ, Nhoè Đường Kẻ

Lỗi bản in bị nhòe chữ, nhoè thành đường kẻ được hình thành từ rất nhiều lỗi khác nhau và là lỗi bản in bị nhòe chữ dễ phát hiện cũng như xảy ra phổ biến đặc biệt trên các máy in cũ.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Máy-in-bị-nhòe-mực-không-rỏ-nét.jpeg
Máy in bị nhòe mực không rỏ nét

Nguyên nhân:– Giấy in ẩm, mỏng quá- Lô sấy hỏng khiến nhiệt sinh ra không đủ nóng để sấy bản in khiến mực vẫn “sống”- Đổ mực không đúng cách- Trống in quá mòn

Khắc phục:– Thay giấy in sử dụng loại giấy đạt tiêu chuẩn tốt nhất định lượng 70 trở lên- Thay lô sấy- Đổ mực loại phù hợp- Thay trống in mới

5. Lỗi Bản In Có Những Chấm Nhỏ Hoặc Vệt Đen To Đậm Ngang Bản In

Lỗi bản in có những chấm nhỏ hoặc vệt đen to đậm ngang bản in xủa ra khá phổ biến và nguyên nhân chính xảy ra hiện tượng này là do trống sử dụng lâu ngày bị sứt (chủ yếu do rơi ghim giấy vào máy in làm rách và xước mặt trống) hoặc trục cao su bị hỏng, lúc đổ mực không vệ sinh các linh kiện nay kĩ. Cách xử lý tốt nhất là nên thay trống in hoặc trục cao su.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là unnamed-1.jpeg

6. Tổng kết

Trên đây là một số lỗi máy in thường gặp và cách sửa mà muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng những lỗi máy in này các bạn có thể tự xử lý cũng như khắc phục chúng một cách nhanh gọn. Tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích các bạn xử lý các vấn đề khó khăn với hiểu biết của các bạn bởi vì nhiều trường hợp nếu không xử lý đúng cách, đúng kỹ thuật thì bạn lại chính là tác nhân khiến máy rơi vào tình trạng trầm trọng hơn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên liên hệ với trung tâm sửa chữa uy tín để được tư vấn, khắc phục. Chúc các bạn thành công.