Đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội với 29,8 điểm khối A, Phạm Đình Dương “ẵm” luôn danh hiệu thủ khoa đầu ra với điểm học tập 3.76/4 và rèn luyện 91/100.

Phạm Đình Dương, 22 tuổi, quê xã miền núi Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, là sinh viên chương trình tài năng ngành Điều khiển tự động thuộc Viện Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong lễ tốt nghiệp trực tuyến ngày 5/9, Dương tự hào khi được đại diện cho sinh viên tốt nghiệp năm 2021 phát biểu. Với em, đây là kỷ niệm đẹp để khép lại bốn năm đại học.

Là học sinh giỏi Toán, vào THPT lại học trội các môn Khoa học tự nhiên, Dương yêu thích những thứ liên quan đến công nghệ và kỹ thuật. Năm 2017, ở kỳ thi THPT quốc gia, cậu học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 đạt 29,8 điểm tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) và 29,5 điểm tổ hợp B00 (Toán, Hóa Sinh).

https://cheapsitetraffic.com/
https://khoedep.online/
https://lazopi.com/
https://tranphu.net/
https://toiyeusaigon.net/
https://59giay.com/
https://nguoilaodongvn.com/
https://tuoitre.link/
https://baotonghopvn.com/
https://shopeevn.net/
https://phapluatweb.com/
https://vn-fast.com/
https://topvnblog.com/
https://premiumvnblog.net/
https://globalsaigon24.com/
https://globalsaigon.com/

Thành tích của con trai thừa đỗ vào trường hàng đầu ở mọi lĩnh vực khiến bố mẹ gợi ý Dương học Y vì có nhiều người trong gia đình theo nghề này. Nhưng Dương muốn học ngành nào đó về công nghệ. Tìm hiểu thêm, thấy ngành Công nghệ thông tin “hot” nhưng phải ngồi trước máy tính nhiều, em loại trừ để rồi quyết định chọn ngành Điều khiển tự động của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Phạm Đình Dương vừa tốt nghiệp xuất sắc Đại học Bách khoa Hà Nội với điểm trung bình tích luỹ 3.76/4. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phạm Đình Dương vừa tốt nghiệp xuất sắc Đại học Bách khoa Hà Nội với điểm trung bình tích luỹ 3.76/4. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bước chân vào đại học với danh hiệu thủ khoa đầu vào, Dương tự tin có thể giành thành tích tốt. Là người cầu toàn, quan niệm bất kỳ môn nào cũng đem lại giá trị nhất định nên ngay từ đầu em đặt mục tiêu lấy điểm tốt ở tất cả môn.

Thế nhưng việc học giỏi có tiếng ở cấp THPT không khiến cuộc đời sinh viên của Dương chỉ toàn màu hồng. Giữa kỳ I năm nhất, em đã nhận cú sốc đầu tiên khi chỉ đạt 5 điểm môn Giải tích và 6 điểm Đại số. “Em luôn đi thi học sinh giỏi Toán từ cấp tiểu học. Lớp 12 còn đạt giải nhất cuộc thi quốc gia giải toán trên máy tính cầm tay. Chưa bao giờ em được dưới 8 điểm môn Toán. Vậy mà ngay kỳ đầu đại học đã dính điểm 5-6”, Dương kể.

Những con điểm “chưa từng có” khiến Dương phải xem lại cách học của mình. Em nhận ra vào đại học, chăm chỉ là không đủ, phải rèn lại từ cách học, cách trình bày, làm bài. Thay vì tự học, nam sinh rủ 4 bạn khác trong lớp tạo thành nhóm học tập. Ai mạnh phần nào sẽ giảng cho những bạn còn lại phần đó. Thay đổi này giúp kết quả học tập của em khá dần và đạt được học bổng khuyến khích tài năng của trường trong năm nhất.

Tìm được cách học phù hợp nhưng Dương lại vấp phải vấn đề khác là không cân bằng được việc học và tham gia hoạt động ngoại khóa. Trong khi với em những hoạt động ngoại khoá đặc biệt quan trọng, giúp hoàn thiện suy nghĩ, kỹ năng, cân bằng được cái tôi với mọi người.

Dương bảo năm nhất em học nhiều mà phần nào bỏ bê những hoạt động tình nguyện yêu thích. Đến năm hai lại quá tập trung cho tình nguyện để kết quả học tập không được như ý muốn. Phải đến kỳ II năm thứ hai, nam sinh mới tự cân bằng được cuộc sống sinh viên, trên cơ sở ưu tiên việc học.

Hai năm cuối đại học, bên cạnh học ở trường, tham gia các hoạt động, Dương còn đi gia sư cho học sinh THPT, tham gia nghiên cứu khoa học, trở thành thành viên tích cực của Lab nghiên cứu Lý thuyết điều khiển nâng cao của TS Đào Phương Nam. Thầy Nam cho biết Dương đã có bài báo trên tạp chí thuộc danh mục Scopus và hiện tiếp tục nghiên cứu với mục tiêu có bài đăng trên tạp chí ISI nhóm Q1 hoặc Q2 (nhóm chất lượng nhất).

Ngoài nghiên cứu khoa học, thời gian thực tập ở năm cuối cũng giúp Dương học hỏi được nhiều. Em áp dụng được kiến thức cơ sở ngành đã học ở trường vào công việc, phát huy sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề. Sau thời gian thực tập, em được nhận vào làm tại Viện Hàng không Vũ trụ Viettel.

Phạm Đình Dương trong một chuyến tình nguyện thời sinh viên. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phạm Đình Dương trong một chuyến tình nguyện thời sinh viên. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Kết quả học tập tốt, nhưng cũng có thời điểm Dương phải suy nghĩ nhiều khi đâu đâu cũng nhắc tới trí tuệ nhân tạo. Nhiều bạn học cùng chuyển học trái ngành khiến em áp lực và tự hỏi xem có nên học trái ngành không. “Khi đó em cũng stress. Nhưng rồi nghĩ bản thân chưa cố gắng hết sức ở lĩnh vực đang theo học. Vậy hãy cứ cố hết sức trước đã. Nếu sau này hứng thú, em vẫn có thể học thêm”, Dương nói.

Dù đạt danh hiệu thủ khoa “kép” của ngôi trường danh tiếng khối ngành kỹ thuật, Dương cho rằng bản thân có rất nhiều điểm yếu và thói xấu. Không phải lúc nào cũng chăm học và thích học, nhiều lúc em cũng chán học mà mỗi lúc chán lại chơi nhiều. Dương chơi game online trên điện thoại, đi đá bóng cùng bạn bè đến mức bỏ ôn thi. Nam sinh thừa nhận lười đọc sách.

Những ngày này, ngoài thời gian đi làm, Dương cố gắng cải thiện thói lười đọc. Em mua những cuốn sách mình hứng thú để đọc hàng ngày, tải app đọc và nghe sách tóm tắt để tiếp cận nhiều đầu sách hơn và có thể tranh thủ nghe, đọc khi di chuyển đến nơi làm việc. Dương cũng đã đăng ký học thạc sĩ ở Đại học Bách khoa Hà Nội và ấp ủ mong muốn học sau đại học ở nước ngoài.